Chúng ta mỗi ngày đều nghe về Viral Campaign hay chiến dịch marketing lan truyền, vậy Viral Campaign là gì? Và làm thế nào để khiến chiến dịch của bạn trở nên viral, gây được tiếng vang lớn trên thị trường?
Bài viết liên quan
Doanh Thu Là Gì? Tổng hợp các cách tính doanh thu bán hàng hiệu quả
Block fb là gì? Điều gì sẽ diễn ra nếu bạn block ai đó
Promotion Là Gì? Những Thông Tin Có Liên Quan tới Promotion Cần Biết
Viral Campaign là gì?
“Muốn mua máy lạnh, đến Điện máy Xanh
Muốn mua Tivi, đến Điện máy Xanh…”
Điện Máy Xanh trở thành thương hiệu dẫn đầu trong danh sách những thương hiệu khuấy đảo mạng xã hội từ cuối 2016 đến đầu 2017. Đây chính một trong những case study Viral Marketing thành công nhất tại Việt Nam.
Vậy Viral Marketing hay Viral Campaign là gì? Viral Campaign là một chiến dịch truyền thông mượn môi trường internet và các thiết bị kỹ thuật số để quảng bá cho một sản phẩm/dịch vụ hay truyền tải về một thông điệp nào đó.
Một chiến dịch Viral thành công sẽ tạo ra những kết quả bùng nổ. Bạn thử tưởng tượng rằng, Viral Marketing nó giống như con virus, nó sẽ càng ngày càng nhân rộng đến hàng trăm, hàng triệu người qua từng cái chia sẻ của client.
Tuy nhiên, tính lan truyền cũng là một con dao hai lưỡi. Nếu thương hiệu bạn kiểm soát không nghiêm ngặt sẽ khiến người dùng hiểu sai thông điệp và mang lại những tác động tiêu cực, những hệ quả tồi tệ nhất.
Tổng quan về ưu điểm và nhược điểm của Viral Marketing
Để đưa ra sự lựa chọn có nên sử dụng chiến dịch Viral Marketing hay không trước hết bạn hãy điểm qua một số thông tin về ưu nhược điểm của hình thức này ngay sau đây.
Ưu điểm của Viral marketing
- Tiết kiệm chi phí, ngân sách
- Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp một cách hiệu quả
- Phạm vi tiếp cận khách hàng, thị trường lớn
Nhược điểm của Viral marketing
- Có thể gây tai tiếng tiêu cực cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
- Khá khó khăn trong việc xây dựng được khách hàng trung thành
Viral Campaign mang lại lợi ích gì?
Tiết kiệm chi phí
Mặc dù, ban đầu, doanh nghiệp cần phải đầu tư một khoản chi phí quảng cáo lớn trên các kênh social, TVC, PR… để tiếp cận khách hàng. Nhưng sau khi tạo được tiếng vang và chiến dịch của thương hiệu đã được lan truyền mạnh mẽ trên thị trường thì chi phí tiếp cận khách hàng gần như bằng không. Theo đó, sự lan truyền sẽ hoạt động theo cấp số nhân theo một cách tự nhiên, tự nguyện. Đây là ưu điểm lớn nhất mà Viral Campaign mang lại.
Khả năng tiếp cận lớn
Việc tìm hiểu Viral Campaign là gì bạn sẽ biết tính chất lan truyền khiến chiến lược Viral của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở một nhóm đối tượng nhất định mà còn mở ra cả một cộng đồng chia sẻ rộng khắp. Chắc hẳn, bạn đã từng bắt gặp rất TVC quảng cáo chỉ sau một đêm bỗng trở nên phổ biến và được cộng đồng mạng nhắc đến trên khắp các mặt báo hay các kênh social media. Đó cũng chính là minh chứng rõ ràng nhất cho một Viral Campaign.
Xây dựng thương hiệu tự nhiên
Khi một Viral Campaign được phát động và được nhiều người chia sẻ lại sẽ vô tình tạo ra sự ghi nhớ về sản phẩm/dịch vụ cũng như thương hiệu trong nhận thức của người dùng. Chiến dịch này sẽ thúc đẩy các cuộc trò chuyện xoay quanh thương hiệu bạn một cách tự nhiên, từ đó, thu hút sự chú ý của công chúng và từ từ đưa tên tuổi của thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng.
Các yếu tố để Viral Campain được lan truyền mạnh mẽ
Truyền tải cảm xúc mạnh mẽ: Để có nhiều chiến dịch Viral tiếp cận khách hàng, trước tiên, thương hiệu cần phải hiểu rõ về insight của người tiêu dùng mục tiêu (xác định xem nhu cầu của họ là gì, mối quan tâm và sở thích của họ…). Từ việc thấu hiểu khách hàng, bạn mới có thể tạo nên các chiến dịch “chạm” đến trái tim của người dùng.
Thương hiệu cũng có thể khơi gợi cảm xúc và kích thích hành vi của người dùng bằng cách tập trung vào những câu chuyện cảm động lấy đi nước mắt hoặc sử dụng yếu tố hài hước để tạo ra những tiếng cười sảng khoái.
Làm những điều vượt ngoài mong đợi của khách hàng: Nếu bạn đang muốn gây bất ngờ cho những vị khách quý của mình, vậy thì đừng cố gắng quảng cáo về sản phẩm/dịch vụ của bạn theo cách thông thường nữa, mà hãy khiến sản phẩm của bạn trở nên khác biệt và thú vị. Giống như cách thương hiệu Blendtec nổi tiếng làm với chiến dịch “Will it blend” để giới thiệu sản phẩm máy xay của mình.
Tặng những phần quà có giá trị: Tâm lý chung của người dùng chính là thích những món quà ưu đãi và miễn phí từ doanh nghiệp. Họ sẽ chẳng ngần ngại mà dễ dàng chia sẻ các thông tin với thương hiệu bạn nếu món quà đó hữu ích với họ.
Thông điệp ngắn gọn, dễ dàng chia sẻ: Một thông điệp ngắn gọn, ấn tượng và bắt tai sẽ kích thích sự sẻ chia từ phía người dùng hơn.
Đầu tư về hình ảnh thiết kế: Nội dung không chỉ nằm ở câu chữ mà còn nằm ở mặt hình ảnh. Vì vậy, doanh nghiệp muốn chiến dịch trở nên viral thì cũng cần đầu tư vào mặt hình ảnh thiết kế concept cho toàn chiến dịch.
Phát động đúng thời điểm: Thời gian phát động – Tưởng như không quan trọng nhưng lại là yếu tố then chốt quyết định chiến dịch bạn có viral hay không? Phát động vào đúng thời điểm sẽ giúp chiến dịch của thương hiệu bạn thu về kết quả tốt nhất, nâng tỷ lệ thành công lên 60%.
Các bước cơ bản để tạo một chiến lược Viral Campain
Bước 1: Nghiên cứu thị trường và khảo sát khách hàng
Mọi chiến dịch muốn thành công thì đều phải trải qua bước nghiên cứu thị trường và khách hàng đầu tiên. Kết quả của cuộc nghiên cứu này sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tình hình thị trường, đối thủ cạnh tranh của bạn, từ đó, tận dụng được thời điểm thích hợp để bắt trends và tạo ra những sản phẩm viral.
Bên cạnh đó, việc thấu hiểu tâm tư, sở thích và hành vi của khách hàng sẽ tạo điều kiện giúp thương hiệu định hướng được nội dung phù hợp nhất với đối tượng khách hàng của mình.
Bước 2: Xác định mục tiêu và thông điệp truyền tải
Mục tiêu và thông điệp của Viral Campaign là gì? Để tránh đưa khán giả vào trạng thái mơ hồ hay hiểu sai về mặt nội dung truyền thông, thương hiệu cần xây dựng một thông điệp nhất quán chạy trong suốt chiến dịch Viral Marketing. Một chiến dịch hoàn hảo nhưng lại thiếu đi thông điệp truyền tải thì chiến dịch ấy cũng sẽ trở nên vô nghĩa. Thông điệp của chiến dịch thường được xác định cùng với mục tiêu của chiến dịch.
Sau khi xác định mục tiêu của toàn chiến dịch lần này là: Quảng bá thương hiệu? Bán hàng? Hay gia tăng mức độ nhận diện?…, thương hiệu sẽ bắt đầu lên kế hoạch dựa vào mục tiêu đó, đưa ra mốc thời gian hoàn thiện cả dự án và kết quả mong muốn sau khi chiến dịch kết thúc.
Bước 3: Xây dựng nội dung viral cho chiến dịch
Sau khi xây dựng được mục tiêu và thông điệp truyền thông cho toàn chiến dịch, bạn cần bắt tay vào bước xây dựng các tuyến nội dung sẽ khởi chạy. Nội dung của bạn sẽ được tạo dưới dạng hình ảnh, video, bài viết… tuỳ thuộc vào nền tảng cũng như cách bạn muốn truyền tải. Nhưng nhìn chung, những nội dung này phải cùng chung một concept và có sự liên kết với nhau.
Bước 4: Xây dựng ngân sách cho chiến dịch
Ngân sách là yếu tố quan trọng quyết định lên sự thành bại của toàn chiến dịch. Ngoài những chi phí phải chi cho các hoạt động có trong kế hoạch, bạn còn cần liệt kê ra các khoản chi phí phát sinh, tính toán một cách cẩn thận và chi tiết nhất.
Bước 5: Thực thi và phân phối nội dung truyền thông
Bước tiếp theo trong việc khởi tạo một chiến dịch Viral Marketing chính là lựa chọn các kênh truyền thông phù hợp. Phân phối cho ai? Phân phối cái gì? Lan truyền bằng cách nào? Tại sao họ lại phải share bài viết của bạn?… Hãy nghiên cứu một cách kỹ càng trước khi đưa ra quyết định khởi chạy trên kênh truyền thông nào.
Nếu như nội dung của bạn không được mọi người thích thú và lan truyền thì dường như chiến dịch của bạn đã thất bại. Bạn có thể lựa chọn các phương tiện truyền thông phổ biến hiện nay như Facebook, TikTok, Instagram… và tạo ra nhiều điểm chạm để khách hàng có thể tiếp cận ở mọi nơi.
Bước 6: Đánh giá và theo dõi chiến dịch
Luôn theo sát và đánh giá tiến độ của chiến dịch. Nếu có bất kỳ điều gì bất thường xảy ra, bạn cũng hoàn toàn có thể xử lý kịp thời. Việc theo dõi, đo lường và đánh giá kết quả của chiến dịch Viral Marketing vừa giúp cho thương hiệu bạn rút được kinh nghiệm, vừa phát huy được thế mạnh của mình cho các chiến dịch sau. Ba kết quả phổ biến của một Viral Campaign:
- Người dùng hài lòng và phản ứng tích cực – Chiến dịch tạo được viral: Theo dõi sát sao các chỉ số và tích cực nhận phản hồi từ phía khách hàng.
- Không tạo được tính Viral trên thị trường: Cần tìm ra lỗi sai, điểm chưa hoàn thiện để cải thiện cho lần sau.
- Người dùng phản ứng tiêu cực: Đây là trường hợp xấu nhất và cần có những biến pháp khắc phục kịp thời để tránh những trường hợp như tẩy chay…
Tạm kết
Viral Campaign ra đời cùng với sự biến đổi không ngừng của mạng xã hội. Trên đây bạn đã tìm hiểu về Viral Campaign là gì. Mạng xã hội càng phát triển đa dạng bao nhiêu thì các chiến dịch Viral Marketing cũng theo đó mà sáng tạo và mới mẻ bấy nhiêu. Điều này cũng tạo ra những thách thức cho các nhà truyền thông, buộc họ phải trở nên độc đáo, bắt trends và đi đầu trong mọi xu hướng.
Xem thêm thông tin về thị trường bất động sản vui lòng liên hệ: